HỒI MƯỜI BA
DẠO CẦU NẠI HÀ THĂM NGỤC VŨ TRÌ
Phật Sống Tế Công
Giáng ngày mồng 19 tháng 9 năm
Bính Thìn (1976)
Thơ:
Nại Hà
kiều hạ tội hồn đa
Chính lộ
phất hành trụy võng la
Hợp lý
dương tu bồ đề đạo
Tu thân
lập đức hoá can qua.
Dịch:
Chân cầu
Hà Nại tội hồn đông
Đường
thẳng không đi tiềm lưới giăng
Đáng lẽ
phải theo lời Phật dạy
Sửa mình
nuôi đức hết đao cung.
Tế
Phật: Các môn sinh
của Thánh Hiền Đường đã nhận ra chân lý mà tu đạo, nên dầu khó nhọc vẫn không
nản lòng, tinh thần đó thật đáng mừng. Nay được dịp phụng chỉ viết sách Địa Ngục
Du Ký là do Ngọc Hoàng một lần nữa khẩn thiết ra lệnh dạo địa ngục viết nên cuốn
sách muôn đời kỳ lạ, công khuyên răn giáo hoá đời đời bất tuyệt, do đó ta rất
vui mừng hướng dẫn Dương Sinh dạo địa ngục.
Dương
Sinh: Đa tạ sự dạy
dỗ của ân sư. Toàn thể môn sinh của bản Hiền Đường đang dâng hiến tất cả tinh
thần lẫn vật chất, ra công phục hưng văn hoá đạo đực, in tặng kinh sách dạy điều
thiện để phổ biến giáo hoá người đời, cầu nguyện Trời xanh phù hộ để giảm bớt
công lao cực khổ của những bạn cùng tu.
Tế
Phật: Có lòng tu
đạo bao giờ cũng gặp hoàn cảnh khó khăn, ta từ trong cõi tối chuyển hoá thiên
cơ, để cho các con được thuận buồm xuôi gió. Bữa nay chuẩn bị dạo địa ngục.
Dương
Sinh: Thưa, con đã
lên đài sen.
Tế
Phật: Đã tới, mau
xuống đài sen.
Dương
Sinh: Thưa đây là
đâu? Tại sao tiếng khóc than không dứt? Phía trước có một cây cầu người đi trên
cầu đều trượt chân rớt xuống, tiếng kêu khóc vang trời.
Tế
Phật: Đây là cầu
Nại Hà. Người trần phàm tới khi chết phần lớn phải qua cầu này.
Dương
Sinh: Cầu này lắc
lư không ngớt, chẳng khác nào loại cầu treo, trên cầu có khá nhiều quỉ đầu trâu,
mặt ngựa áp giải tội hồn đến giữa cầu liền đẩy xuống, thật quá tàn nhẫn.
Tướng
Quân Giữ Cầu: Vừa
nhận được điện văn của giáo chủ Địa Tạng Vương, được biết Phật Sống Tế Công
hướng dẫn Thiện Sinh thuộc Thánh Hiền Đường Đài Trung trên dương thế xuống thăm
bản âm ti để viết sách Địa Ngục Du Ký, hầu khuyên răn giáo hoá người đời, xin
tha lỗi cho sự đon tiếp chậm trễ.
Tế
Phật: Không sao,
không sao. Chính chúng tôi mới làm phiền quí vị.
Tướng
Quân: Mời hai vị đi
theo chúng tôi, chúng tôi sẽ dẫn quí vị lên cầu.
Dương
Sinh: Tôi chẳng dám
lên, đứng ở đầu câu nhìn cũng đủ rồi.
Tế
Phật: Đừng sợ, hai
Tướng Quân trâu ngựa sẽ không đẩy con xuống cầu đâu.
Dương
Sinh: Vậy thì được,
xin thầy nắm tay con cho thật chặc, cái cầu này đong đưa dữ quá, con cứ sợ té
xuống.
Tế
Phật: Dĩ nhiên thầy
phải nắm chặc tay con, mau lên cầu.
Dương
Sinh: Ái a! Ái a!
dưới cầu toàn là rắn, hàng mấy vạn con, gồm đủ loại, có con mãng xà lớn bằng
cây cột, há miệng lè lưỡi, nhiều người rớt xuống cầu, bị rắn ăn thịt kêu la thảm
thiết, hồn vía tôi cũng lên mây, hết dám ngó. Thầy ơi! Mình về thôi.
Tướng
Quân: Xin Dương
Sinh đừng sợ, dưới cầu Nại Hà này là hố rắn độc. Phàm những ai tâm địa xấu xa,
lường gạt tiền bạc và nhan sắc, gây chuyện thị phi, giết chóc, tạo tai hoạ cho
người khác để mua vui. Sau khi chết ruột những kẻ bất nhân đó sẽ hoá thành
những con rắn ác độc này . Tội hồn đi tới cầu Nại Hà tự nhiên tâm hoảng kinh,
chân tay bủn rủn, bị hai Tướng Quân trâu ngựa đẩy xuống cầu cho những con rắn
độc đó ăn thịt. Những kẻ rớt xuống cầu cố vùng vẫy để tìm đường thoát , nhưng
hễ cựa gậy liền bị độc xà nhai ngấu nghiến.
Dương
Sinh: Ôi kinh quá,
nhìn thấy rắn độc là hết hồn rồi, nếu như kẻ nhát gan, quỉ đầu trâu mặt ngựa
chẳng cần phải đạp, cứ đi tới giữa cầu tức khắc hôn mê, không còn làm chủ được
lục thần, tự động rớt xuống .
Tế
Phật: Chúng ta mau
vượt qua cầu này, bữa nay tội hồn quá đông khiến cầu đầy ghẹt, kẻ khóc người la
thực là thảm thiết, ai bảo họ lúc sống làm chuyện bất lương ác độc, khiến bây
giờ đi đứng run rẩy, rớt xuống cầu chịu hình phạt độc xà ăn thịt.
Dương
Sinh: Mau đi tới
đầu câu, lòng con quá sợ hãi, thì ra cầu Nại Hà là như vậy, bên cầu không có lan
can để nắm, đi qua tay lạnh chân run, lại nhìn thấy dưới cầu toàn là rắn độc,
khiến người ta lạnh hồn, bủn rủn đôi chân.
Tế
Phật: Gan mật con
quá nhỏ, ta cho con uống ba viên thuốc định thần, mau uống đi để cho mắt khỏi
xanh xao, mồ hôi hết chảy... Mau từ giã Tướng Quân giữ cầu, chúng ta còn phải
thăm nơi khác.
Dương
Sinh: Đa tạ Tướng
Quân giữ cầu đã tận tình hướng dẫn, vì thời giờ có hạn, không lưu lại lâu hơn
được.
Tướng
Quân: Xin tạm biệt.
Tế
Phật: Dương SInh
mau lên đài sen, chúng ta đi thăm nơi khác.
Dương
Sinh: Con đã sẵn
sàng mời thầy lên đường.
Tế
Phật: Đã tới nơi,
mau xuống đài sen. Ngục Vũ Trì trước mặt là ngục mới thiết lập ở cõi âm, thuộc
quyền cai quản của Đệ Nhị Điện.
Ngục
Quan: Cung kính đón
chào Phật Sống Tế Công cùng thánh bút Dương Thiện SInh thuộc Thánh Hiền Đường
tới thăm. Tôi vưa nhận được chí dụ của Chúa Công, báo cho biế hai vị thân hành
tới thăm bản ngục để viết sách khuyên đời, mời hai vị vào trong xem xét.
Dương
Sinh: Đa tạ Ngục
Quan. Xin hỏi Ngục Quan tại sao trong ngục lại có ánh đèn màu mờ ảo, tiếng chân
nhảy, tiếng khóc than thảm thiết?
Tế
Phật: Những kẻ bị
giam ở đây lúc còn tại thế làm vũ nữ hoặc ham nhảy nhót, vào trong xem rồi biết.
Dương
Sinh: Dạ, bên trong
đầy cả nam lẫn nữ. Nam thì già trẻ đều có, bận âu phục chỉnh tề, thiếu nữ trẻ
trung mặc các thứ hàng lựa mỏng manh, đẹp đẽ. Cũng có đủ các thứ người ngoại
quốc, mỗi khi họ bước trên mặt sàn, lập tức kêu la, nhảy cỡn không ngừng, trai
gái ôm nhau từng đoàn. Xin hỏi Ngục Quan đó là hình phạt gì vậy ?
Ngục
Quan: Phàm tại thế
làm vũ nữ không chính đáng, hoặc mượn cớ khiêu vũ để ăn chơi, sau khi chết đều
bị giam ở ngục này để họ hưởng thú vui khiêu vũ. Nhưng đến đây thì không được
phiêu diêu quên mình, hoặc hưởng trọn thú khoái lạc hương sắc mê hồn nữa đâu.
Trong ngục Vũ Trì ( Ao Khiêu Vũ) sàn nhảy được tạo bằng sắt nung đỏ nên rực sáng
hừng hực. Nam nữ một khi đạp lên, tức khắc đau đớn vô cùng, khiến phải nhảy cỡn,
lúc sống vui chơi khiêu vũ thì khi chết cũng lại nếm hương vị cũ, khó mà quên
được. Gan bàn chân của mỗi kẻ bị phỏng sưng phồng, lở lét.
Dương
Sinh: Ngục Quan nói
rất hợp lẽ đạo. Lúc sống ham khiêu vũ, khi chết cho họ nhảy đã đời, nhưng mỗi
thời đại, trào lưu lại khác nhau, khiêu vũ không phải là hoàn toàn xấu, nó cũng
có tác dụng làm cho thân thể cùng tâm hồn khoẻ khoắc. Do đó tất cả những kẻ
khiêu vũ đều phải tới đây chịu khổ hình thì hoá ra luật pháp ở cõi âm chẳng
thiên lệch lắm sao?
Ngục
Quan: Tôi đã nói
rõ, không phải tất cả những người ưa khiêu vũ đều bị đầy ở đây. Kẻ bị phạt ở địa
ngục là vì lúc còn sống muốn khiêu vũ để ăn chơi, hẳn là không phải lối khiêu vũ
cốt để cho thân thể khỏe mạnh mà là đam mê nữ sắc. Con gái thì ham giao du rộng,
đem thân cho người ta ôm ấp kiếm tiền một cách vô liêm sỉ. Sau khi khiêu vũ xong
còn bằng lòng để cho khách dẫn ra khỏi vũ trường tìm nơi trao ân đổi ái, hoặc là
lúc còn sống không vâng lời cha mẹ, đến những khiêu vũ trường sa đoạ, vui chơi
nhảy nhót, hoang dâm vô độ. Nếu khiêu vũ để cho thân thể khỏe mạnh, tâm thần
minh mẫn bản ngục đâu có xử phạt. Kẻ bị phạt giam vào ngục là kẻ dâm ô, làm
thương tổn phong hoá, khuyên người đời đem tinh lực, tiền tai dùng vào việc giải
trí lành mạnh, nếu không sau khi chết sẽ bị giải tới "Ao Khiêu Vũ Địa Ngục"
chịu cực hình.
Dương
Sinh: Nói thế mới
hợp lẽ đạo, nếu không thời đại ngày một thay đổi, cứ ưa theo trào lưu mới, nước
ta cũng có thuật làm cho thân thể khoả mạnh, người ngoại quốc cũng có lối của
họ. Kẻ thụ hình tại địa ngục là mượn danh khiêu vũ để làm chuyện bất chính.
Tế
Phật: Bữa nay thời
giờ đã cận, thầy trò mình phải trở lai Hiền Đường. Đa tạ Ngục Quan đã chỉ dạy
tỏ tường. Dương Sinh mau lên đài sen.
Dương
Sinh: Xin tuân
lệnh. Cám ơn Ngục Quan đã chỉ rõ. Con đã sẵn sàng.
Tế Phật:
Trở về Hiền Đường... Đã tới Thánh Hiền Đường, Dương Sinh xuống dài sen, hồn
phách nhập thể xác.