HỒI CHÍN
LẠI DẠO THÀNH THÁC OAN
Phật Sống Tế Công
Giáng ngày 19 tháng 8 nhuận năm
Bính Thìn
Thơ:
Tuyên
dương chân lý độ phàm phu
Chấn khởi
cương thường hoá tục ngu
Vạn giạo
qui tông triều thánh chúa
Nhân nhân
học đạo niệm nam mô.
Dịch:
Nêu cao lẽ
thực cứu người ngu
Nâng giác
mối giếng giúp họ tu
Muôn giáo
quay về chầu một đấng
Người
người học đạo niệm nam mô.
Tế
Phật: Lòng người
trên thế giới chạy ùa theo cái học về khoa học, coi cái học về siêu hình huyền
bí, về tinh thần tín ngưỡng là chuyện không tưởng. Họ không hiểu rằng vật chất
sẽ tan biến, chỉ tinh thần mới vĩnh cửu mà thôi. Thiên đường hay địa ngục cũng
đều do ý nghĩ của mình mà có hoặc không. Thiên đường không xa, nghoảnh đầu lại
thấy ngay; địa ngục há gần, tu đạo ắt xa. Trong thành Thác Oan thê lương vô
cùng. Dương Sinh, bữa nay thầy trò mình sửa soạn dạo âm ti, tinh thần ráng phán
khởi, mau lên đài sen.
Dương
Sinh: Thưa ân sư,
con đã sửa soạn xong xuôi, xin thầy khởi hành.
Tế
Phật: Đã tới.
Dương
Sinh: Thưa chốn này
giống như bữa trước đã đến thăm. Tại sao thầy không hạ đài sen phía ngoài Thành
Thác Oan, vì chỉ cách có một bước đường?
Tế
Phật: Phật cho bốn
tướng: sinh, trụ, hoại, diệt đều là không, nên cửa địa ngục cũng sẽ bị phá bởi
tướng không, qua lại tự do, mảy lông không không trở ngại. Bữa trước dẫn con tới
lần đầu, hạ đài sen phía ngoài Thành Thác Oan rồi đi bộ vào là vì bữa đó có
nhiều thời giờ, còn bữa nay thời giờ eo hẹp, cho nên phải vào thẳng địa ngục.
Mong người đời giác ngộ, tu đạo nếu như trừ khử được sắc tướng, tự nhiên không
còn sự trói buộc của địa ngục, giống như thầy tự do lui tới.
Dương
Sinh: Thưa, thầy
vừa giảng về "Thuợng Thừa Đại Pháp" con thành tâm thụ giáo. Phía trước Thành
Quan cùng Tướng Quân đang đi tới.
Tế
Phật: Mau mau đến
vái chào.
Dương
Sinh: Kính chào
Thành Quan cùng Tướng Quân. Bữa trước quí vị đã tận tình chỉ giáo, lòng ghi nhớ
mãi ân này. Bữa nay lại tới làm phiền, xin được chỉ giáo thêm.
Thanh
Quan: KHông dám,
mời Tế Phật cùng Dương Thiện Sinh theo chúng tôi vô thăm lại Thành Thác Oan, hầu
tỏ rõ sự tình để còn tả vao sách mà khuyên giải người đời.
Dương
Sinh: Chân thành
cảm ơn. Bạch ân sư, mình cùng quí vị đó vào thăm.
Tế
Phật: Con cùng
Thành Quan và Tướng Quân vào trước đi. Ta còn bận chút việc riêng, tạm rời khỏi
nơi đây.
Dương
Sinh: Thưa, thầy đi
như vậy, chút nữa ai đưa con về ?
Tế
Phật: Con chớ lo,
tới giờ đương nhiên thầy về đón con.
Tướng
Quân: Dương Thiện
Sinh cứ yên tâm theo tôi.
Dương
Sinh: Hai gian
phòng có vách ngăn ở giữa, mỗi bên nhốt đầy thanh niên nam nữ, theo như tôi
thấy, họ đầu bù tóc rối, vóc cáng tiều tuỵ. Xin hỏi Thành Quan vì lý do gì họ
lại bi giam giữ ở đây?
Thành
Quan: Những kẻ đó
đều là thanh niên nam nữ, lúc còn ở dương gian vì yêu đương dang dỡ, lại thêm
tính tình nông nổi, uống đợc dược quyên sinh, sau khi chết đều bị giam giữ ở
đây. Mong người đời chớ quá si mê, thất trí mà coi rẻ mạng sống, chẳng ích lợi
gì. Nếu như không làm chim liền cánh thì làm sao có thể làm cây liền cành được.
Dương
Sinh: Còn trong nhà
ngục kia, tại sao lại toàn những kẻ cụt chân, cụt tay, bể óc, mình mẩy ướt đẩm
máu tươi? Khóc than rên siết trông thật đáng thương.
Thành
Quan: Những người
đó đều chết vì tai nạn xe cộ ở dương gian, vì chưa tròn tuổi thọ nên cũng thuộc
loại thác oan, nên hồn tới địa ngục bị tạm giam ở đây, cho đến khi đúng tuổi
thị thì giao lại cho vua âm phủ. Vua âm phủ sẽ chiếu theo luật âm dương vô tư mà
xét xử công và tội.
Dương
Sinh: Trong đó có
thứ đạo lý ấy được sao? Bất hạnh chết vì tai nạn xe cộ, đã đáng thương lắm rồi,
lại còn đem họ nhốt tù, khiến chẳng thể siêu sanh, tôi cho như vậy là vô nhân
đạo.
Thành
Quan: Nhà ngươi
biệt một mà chẳng biết hai, đâu phải ai bị tại nạn xe cộ cũng vào đây. Có kẻ
tuổi thọ đã tròn đầy, song nghiệp chướng còn trói buộc thân mà phải chịu cái
hoạ oan nghiệt tai nạn xe cộ thì không phải vào đây. Sỡ dĩ người đời nhiều kẻ
oán trời, trách đất là tại sao lúc sống họ tu nhân tích đức mà ại bị chết ở
dưới bánh xe? Đạo trời quá bất công! Thử hỏi thầy Nhân Hồi là người hiền đức,
lương thiện tại sao lại sớm thác? Thế Tôn Như Lai một lòng vì đạo, tại sao không
ngớt bị gặp tai nạn quỷ ma? Đâu phải tại trời xanh không mắt, mà là số kiếp trời
định để rèn luyện tâm tính con người. Huống thân xác nhỏ nhoi tuy tiêu vong mà
tinh thần bất diệt.
Dương
Sinh: Đã có ba kiếp
thiện ác báo ứng quy định, tại sao lại còn chết oan? Vì vậy, nếu nói nhân quả
người sẽ không tin nữa. Xin Thành Quan khai thị để giải trừ nghi hoặc.
Thành
Quan: Ba kiếp nhân
quả chỉ là một chặng ngắn mà thôi. Con người từ muôn kiếp vô thuỷ tới nay,
không biết trãi qua bao nhiều đời, nhân quả tích tụ lại đếm không hết. Sỡ dĩ
Phật nói ba kiếp nhân quả là chỉ để luận về nhân duyên trước và sau của con
người, gồm kiếp trước, kiếp này và kiếp sau. Tiền kiếp không phải chỉ có một đời
trước, mà là cái nhân của toàn bộ kể từ lúc bắt đầu có tính linh tới khi tích
chứa lại. Người đời đều ngộ nhận kiếp này là kết quả của toàn bộ kiếp trước, do
đó chưa thông lẻ đạo. Kiếp trước định bảy phần, còn kiếp này định ba phần, cho
nên nói "Mệnh nan cãi, vận khả di" (Mệnh khó cãi, vận có thể dời).
Dương
Sinh: À thì ra là
thế. Một số người phàm chuyện gì cũng cho là nhân quả kiếp trước, hoặc ngược lại
tin là trời cao sắp xếp, đó là tư tưởng tiêu cực, thực tế không đúng. Mấy căn
nhà giam phía trước, tiếng kêu thê thảm không dứt, họ bị giam cầm như vậy là
phạm phải tội gì?
Thành
Quan: Đó là vong
hồn những kẻ bị chết vì mưu sát hoặc giết lẫn nhau.
Dương
Sinh: Cảnh này thật
không nghĩ nổi, kẻ giết, người bị giết đều là nhân quả báo ứng, sự chết tới là
lẽ đương nhiên, nhưng tại sao sau khi chết còn bị đầy ở Thành Thác Oan này?
Thành
Quan: Lý luận vậy
cũng đúng. Có kẻ giết lẫn nhau vì nhân quả báo ứng, những cũng có một số người
kiếp này không tu nhân tích đức, nguyên nhân gây nên sự tương tranh, làm thương
tổn lẽ trời, đó là lý do của sự thác oan. Mong người đời hiểu rõ lẽ này. Không
thể nói rằng ta giết kẻ đó vì kiếp trước kẻ đó còn thiếu nợ ta. Tục ngữ có nói
": Oán khả giải, bất khả kết" (Oán nên cởi, chẳng nên buộc). Nếu kẻ khác thiếu
nợ mình mà mình không đòi, mình có được vô lượng công đức. Nếu như kẻ lòng
không dấy ý niệm riêng tư, đối đải thuận thảo với nhau, giống như trời không che
riêng ai, đất không chở mình ai, ắt địa ngục thành không có, nhân quả chẳng
thành. Sỡ dĩ người đời hiểu rằng thân mình khó được, phải gắng tu tâm dưỡng
tính. Nếu như tham hoa mà nói kiếp trước hoa thiếu nợ ta, tới đâu cũng săn bẻ
hoa đẹp thì đó không phải là cái "nhân" của kiếp trước báo ứng. Cái "nhân" của
kiếp trước phải là vô tình mà găp gỡ, còn như kẻ cố ý hành động bất lương là
kiếp này tạo thêm "nhân" mới sẽ kết thành quả của kiếp sau.
Tướng
Quân: Điều Thành
Quan phát biểu, câu nào cũng là chân lý, người đời nên hiểu mà giác ngộ. Nếu như
không tin cái lý này, người đời sẽ không tu đạo, nói thác là chỉ những kẻ có
căn Tiên, cốt Phật mới có thể thành đạo. Hoặc nói kiếp này mình chỉ cầu có một
tài sản ngàn muôn vạn hẳn sẽ chẳng cần phải làm việc thì đều là sai cả.
Tế
Phật: Ta đã về tới.
Điều Thành Quan và Tướng Quân vừa nói thực là chí lý, có thể phá tan được sự mê
lầm của thế nhân. Hãy nhớ lại cái thuở ban đầu thiêng liêng vô thuỷ, từ cõi
Trời, người người đều là Tiên Phật, nhưng vì rơi xuống cỏi thế gian, bụi hồng
làm mê muội, lu mờ chân tính, do đó không thể trở về nguồn cội. Tới nay được
Trời ban đao. lớn, dạy dỗ mọi người tu đạo, đây là thời kỳ kết thúc nhân quả mà
trở về chân không. Chúng sinh chẳng thể lại si mê, kẻ chịu tu có cái phận của
Tiên Phật; kẻ không tu, rớt trở lại sáu ngã luân hồi như cũ. Tiên quỷ do người
làm nên, số mệnh chẳng phải do Trời sắp xếp, thấy cảnh trong thành Thác Oan, hẳn
là đã thấu tỏ. Đã tới giờ, Dương Sinh chuẩn bị trở lại Hiền Đường. Đa tạ Thành
Quan cùng Tướng Quân đã tận tình giúp đỡ việc hoàn thành cuốn sách qua sự chỉ
dẫn rành rọt về thực trạng của thành Thác Oan, cùng đã phá về mê tín.
Dương
Sinh: Lẽ đạo sâu
như biển, nếu như không được sự chỉ dạy của Thành Quan và ân sư, hẳn là người
đời chẳng thể tỏ tường. Mong ân sư khai thị về chân lý nhiều hơn nữa để giáo
hoá được người đời, để kẻ tu đạo có được đường hướng đứng đắn, nhận định mẫu
mực, mới mong tránh được cảnh cho tới chết mà chân lý vẫn chưa được giác ngộ.
Tế
Phật: Đó là trách
nhiệm của ta, từ đây về sau sẽ tăng cường việc phát huy chân lý của đạo giáo.
Thánh Hiền Đường được lệnh Trời lo việc đó để phổ độ chúng sinh, hầu giúp thiên
hạ chúng sinh quay về chính đạo mà thành chính quả. Mau sửa soạn trở lại Hiền
Đường.
Dương
Sinh: Xin vâng
lệnh, con đã lên đài sen, mời thầy trở về...
Tế
Phật: Đã tới Thánh
Hiền Đường, Dương Sinh xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.